Gỗ công nghiệp là gì? Nó là một loại gỗ được sản xuất từ gỗ vụ kết hợp với hóa chất có sự kết dính để tạo thành tấm gỗ. Hiện nay, thị trường gỗ công nghiệp đa dạng về chủng loại, kết cấu để phục vụ mọi mục đích sử dụng của người dùng. Để biết cụ thể nó đã đem lại những ứng dụng hữu ích nào thì mời các bạn cùng mình tìm hiểu chi tiết về loại gỗ công nghiệp này nhé!
1. Gỗ công nghiệp là loại gỗ gì?
Gỗ công nghiệp là gì? Nó là một loại gỗ được sản xuất từ gỗ vụ kết hợp với hóa chất có sự kết dính để tạo thành tấm gỗ. Nó có tên gọi tiếng anh là Wood – Based Panel.
Gỗ công nghiệp khác hoàn toàn với gỗ tự nhiên. Nếu gỗ thiên nhiên được lấy từ trực tiếp từ thân cây gỗ với kích cỡ to thì gỗ công nghiệp là sự tận dụng của các nguyên liệu thừa, còn dư của gỗ tự nhiên.
Về cơ bản thì các loại gỗ công nghiệp đều có chung 2 thành phần cơ bản. Bao gồm cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Trải qua những quá trình sản xuất khác nhau sẽ hình thành các sản phẩm gỗ công nghiệp với nhiều ưu điểm riêng biệt. Người tiêu dùng sẽ tùy vào mục đích dùng của mình để chọn lựa chọn phù hợp.
Nhu cầu sử dụng gỗ công nghiệp thay thế cho gỗ tự nhiên ngày càng phổ biến. Bởi nó ngoài ưu thế về giá thành rẻ thì chất lượng, độ bền cũng không thua kém mấy so với gỗ thiên nhiên.
2. Những loại gỗ công nghiệp nào đang phổ biến?
Cùng là gỗ công nghiệp nhưng trên thị trường nó lại khá đa dạng về chủng loại, tính chất, cấu tạo, độ dày mỏng. Để hiểu rõ về gỗ công nghiệp là gì thì mời bạn tìm hiểu thông qua những sản phẩm phổ biến hiện nay.
2.1. Gỗ MFC
Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây của gỗ rừng trồng cùng với keo kết dính. Chúng sở hữu độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng cùng với sự phong phú về chủng loại như cốt trắng, cốt đen, cốt xanh chịu ẩm.
Gỗ MFC được dùng chủ yếu để sản xuất bàn làm việc văn phòng, tủ nhờ vào ưu điểm chống ẩm, chống trầy xước cùng. Hơn nữa, trên bề mặt còn được phủ màu trơn, màu vân gỗ hay giả kim loại nhìn rất đẹp. Nhược điểm của MFC chính là không có độ mịn. Vì thế, chúng ta dễ dàng phân biệt các dăm gỗ bằng mắt thường.
2.2. Gỗ MDF
Gỗ MDF là loại cốt gỗ được tạo thành từ bột gỗ xay nhuyễn hay các sợi gỗ mềm của các cành, nhánh cây. Tùy theo quy trình sản xuất gỗ MDF sẽ tạo ra những chất lượng gỗ công nghiệp với các mục đích dùng khác nhau. Hiện tại thì loại gỗ này được phân thành 4 sản phẩm khác nhau, cụ thể như sau:
- MDF dùng cho nội thất trong nhà hay tại các văn phòng làm việc. Các sản phẩm điển hình như bàn làm việc, bàn họp văn phòng, bàn ăn, tủ đựng hồ sơ…
- MDF có khả năng chịu nước: dùng cho các yêu cầu ngoài trời hoặc nơi thường xuyên ẩm ướt.
- MDF mặt trơn: người dùng không cần phải chà nhám lại, có thể trực tiếp sơn ngay theo hoa văn hay màu sắc yêu thích.
- MDF mặt không trơn: dùng cho nhu cầu khi cần dán thêm lạng.
Do sự đa dạng về chủng loại, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nên gỗ MDF được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Nó có thể dùng để làm nguyên liệu cho các các cơ sở đóng đồ nội thất gỗ công nghiệp. Hơn nữa, MFD dễ gia công, giúp người dùng thỏa sức sáng tạo về màu sắc, kiểu dáng theo ý tưởng của mình.
Nhược điểm của loại gỗ này chính là rất dễ trầy xước màu sơn. Và người dùng cần phải chọn đúng gỗ MDF theo đúng mục đích dùng của mình thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
2.3. Gỗ HDF
Gỗ HDF được lấy nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên nguyên khối của các loại cây trồng ngắn hạn. Do được sấy khô nước và ép dưới áp suất cao nên gỗ công nghiệp HDF có rất ưu điểm. Cụ thể như:
- Kích thước lớn nên gỗ HDF thường được dùng để sản xuất các đồ dùng nội thất quá cỡ.
- Độ bền cao, cứng chắc với khả năng chịu lực tốt. Bởi vậy gỗ HDF được dùng làm ván sàn cho các gian phòng, cầu thang gia đình cho đến khu công cộng như văn phòng, siêu thị, hội trường, nhà trẻ.
- Khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn tốt giúp việc làm sạch vết bẩn trên bề mặt dễ dàng.
- Khả năng chống mài mòn, chống trầy xước tốt.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nên thích hợp sử dụng cho phòng ngủ, phòng đọc sách, phòng học và cả văn phòng.
- Độ chống cháy cao
- Bề mặt gỗ công nghiệp nhẵn bóng, góp phần làm đẹp không gian sống.
- Màu sắc đa dạng với hơn 40 màu đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng.
- Khả năng bền màu, khó bị phai mờ dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
- An toàn cho sức khỏe nhờ hàm lượng Formaldehyd thấp.
- Hạn chế được tình trạng mối mọt, cong vênh sau thời gian dài sử dụng.
Bên cạnh ưu điểm thì gỗ HDF cũng có những khuyết điểm. Cụ thể như:
- Trong các loại gỗ công nghiệp thì HDF có giá cao nhất.
- Chỉ thi công được những sản phẩm nội thất ở dạng phẳng. Hoặc phải dùng thêm nẹp để tạo điểm nhấn.
- Rất khó phân biệt với gỗ MDF bằng mắt thường.
2.4. Gỗ Dán
Gỗ dán là loại gỗ được tạo thành từ các mảng gỗ lạng mỏng với độ dày 1mm và ép dính với nhau nhờ keo dán. Chúng chỉ có từ 3 đến 11 lớp, đều là các số lẻ do bởi chúng còn có một lớp cốt lõi nằm ở giữa.
Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường. Hơn nữa, chúng cũng không bị mối mọt trong thời tiết ẩm ướt. Quan trọng là khắc phục được tình trạng cong vênh ở gỗ tự nhiên do gỗ dán có sự đan xen giữa các lớp vân dọc và vân ngang.
Nhược điểm của gỗ dán nằm ở chỗ các góc cạnh của tấm gỗ rất dễ bị hỏng hóc, sứt mẻ nếu bạn cắt nó ra. Thậm chí còn xảy ra tình trạng bong tróc giữa các mảng gỗ nếu dùng gỗ kém chất lượng.
3. So sánh Gỗ MDF với MFC loại nào tốt hơn?
Cả gỗ MDF và MFC đều trải qua quá trình nghiền nát rồi tạo thành bột, pha trộn với keo, ép thành tấm gỗ. Chúng đều đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội. Bao gồm: chống mối mọt, chất lượng gỗ ổn định, ít bị cong vênh. Ngoài ra còn có đặc tính chống ẩm và chịu nước ở dòng sản phẩm cao cấp. Vì thế, cả hai loại gỗ công nghiệp là gì này đều tốt.
Trong hai loại gỗ MDF và MFC cái nào tốt hơn sẽ tùy thuộc vào cách sử dụng của bạn. Cụ thể như sau:
- Gỗ MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine cùng tính năng dễ uốn cong nên chúng chỉ được dùng để dán cạnh hay cần hoàn thiện bề mặt. Các sản phẩm cần hoàn thiện như kệ, tủ bếp, tủ quần áo.
- Gỗ MDF có tính thân thiện và an toàn cho sức khỏe người dùng. Thế nên, nó được dùng để sản xuất ra giường tủ, bàn ghế cho trẻ nhỏ.
- Xem thêm: Gỗ tự nhiên là gì? Nên chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp trong nội thất?
4. Ứng dụng các gỗ công nghiệp trong đời sống, sản xuất như thế nào?
4.1. Ngành nội thất
Gỗ công nghiệp đang dần thay thế gỗ tự nhiên bởi lợi thế về giá thành thấp và luôn có sẵn với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và trong ngành sản xuất nội thất, gỗ công nghiệp là gì được ứng dụng cả hai lĩnh vực gia đình và văn phòng. Cụ thể như:
- Nội thất gia đình: ghế sofa gỗ, kệ tivi ở phòng khách, bàn ghế ở phòng ăn, tủ quần áo.
- Nội thất văn phòng: bàn làm việc, tủ kệ đựng tài liệu…
4.2. Ngành xây dựng
- Dùng để lót sàn nhà ở, các bậc cầu thang, ngoài sân vườn, quanh hồ bơi, ngoài ban công
- Dùng để ốp tường thay thế cho gạch men và giấy dán tường
- Dùng để lốp trần
- Lót nền trong các văn phòng, nơi làm việc.
Sàn nhà bằng gỗ công nghiệp
Hy vọng với các chia sẻ trong bài viết Toàn Phú Furniture có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm gỗ công nghiệp là gì. Qua đó, chúng ta sẽ dễ dàng tìm mua nội thất gỗ công nghiệp thế nào là tốt để đem lại hiệu quả lâu dài khi sử dụng. Và đừng quên tìm mua các sản phẩm nội thất từ địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng với giá hợp lý.