Gỗ tự nhiên là gì khi nó mang trong mình những vẻ đẹp rất riêng về đường vân gỗ, màu sắc nhưng góp phần rất lớn khi tạo sự sang trọng và ấm áp cho mọi không gian kiến trúc. Hơn nữa, vật liệu này còn vừa tạo sự gần gũi với thiên nhiên, vừa góp phần bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt là càng để lâu thì càng có tăng giá trị theo thời gian. Hãy cùng Toàn Phú Furniture theo dõi ngay bài viết này nhé.
1. Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên là gì? Đây là loại gỗ được lấy trực tiếp từ các cây gỗ lâu năm tại những khu rừng thiên nhiên hoặc khai thác tại các khu trồng cây lấy gỗ, lấy nhựa, hoặc tinh dầu. Sau đó đưa trực tiếp đến nơi sản xuất nội thất mà không cần phải thêm công đoạn chế biến gỗ thành vật liệu trước khi thành sản phẩm.
Trong tất cả các loại gỗ thì gỗ tự nhiên là nguyên liệu sản xuất đồ nội thất có giá trị cao cùng độ bền lâu dài. Dưới đây là các ưu khuyết điểm cụ thể của nó.
1.1. Ưu điểm gỗ tự nhiên
Bền với thời gian
Gỗ tự nhiên không có sự pha trộn của hóa chất, chất phụ gia mà nó là một thể thống nhất. Chính vì thế, gỗ tự nhiên sở hữu tuổi thọ, độ bền sản phẩm rất cao. Nhất là với các loại gỗ quý như giáng hương, pơ-mu, đinh hương…
Mang nét đẹp của tự nhiên
Những đường nét vân gỗ uốn lượng chính là nét đẹp đặc trưng của gỗ tự nhiên. Mỗi loại gỗ sẽ có những đường vân khác nhau, giống như vân tay của con người không ai giống ai cả. Có thể nói, mỗi loại gỗ sẽ mang một nét đẹp riêng và độc nhất. Chúng ta chỉ có thể sơn lên bề mặt gỗ tự nhiên những gam màu như màu cánh gián, màu nâu hoặc giữ nguyên màu tự nhiên của gỗ.
Độ chắc chắn
Đây là ưu điểm hàng đầu mà gỗ công nghiệp không thể so sánh bằng. Bởi ban đầu nó đã là một khối vững chắc.
Bền với nước
Dưới sự tiếp xúc với nước, gỗ tự nhiên ít bị bong tróc hay phồng lên trên bề mặt. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đồ nội thất gỗ tự nhiên thì chúng cần phải phơi khô, sấy hoặc sơn tẩm để không hở mộng.
Góp phần tạo sự sang trọng, ấm cúng, thẩm mỹ với họa tiết sinh động
Chúng ta có thể chạm khắc bất cứ hình ảnh, họa tiết với chi tiết uốn lượn sinh động như thật trên bề mặt gỗ. Vì thế, sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên mang tính nghệ thuật cao.
Tùy theo cách thiết kế, nội thất gỗ tự nhiên sẽ phối hợp và hài hòa với từng không gian sống. Đó có thể sự ấm cúng cho phong cách cổ điển hay sự sang trọng cho phong cách hiện đại.
1.2. Nhược điểm gỗ tự nhiên
Khan hiếm
Để có thể khai thác thì chúng ta cần phải tốn rất nhiều thời gian chờ cây trưởng thành và đủ tuổi. Nhu cầu sản xuất và sử dụng của người tiêu dùng tăng trong khi số lượng gỗ thu hoạch được thì rất chậm. Vì thế, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Chi phí đắt đỏ
Chi phí tạo ra các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên cao do chủ yếu là làm thủ công. Thế nên, nó không thể sản xuất hàng loạt. Cùng với sự khan hiếm nguồn gỗ thiên nhiên nên giá thành của nội thất gỗ này rất đắt đỏ.
Dễ gặp hiện tượng cong vênh, co ngót
Hiện tượng này sẽ xảy ra nếu người thợ không có kinh nghiệm lâu năm. Nó thường xuất hiện khi kích thích, ghép mộng không đúng kỹ thuật tại cánh cửa của các tủ. Thời gian đầu sẽ bình thường nhưng sau thời gian sử dụng thì gỗ tự nhiên sẽ giãn nở và có tình trạng bị vênh hoặc cong, không thể đóng cửa tủ lại được.
- Xem thêm: Gỗ MDF có tốt không? Nên dùng loại gỗ nào nhất?
2. Những loại gỗ tự nhiên thường dùng trong nội thất có đặc điểm gì?
2.1. Đặc điểm gỗ Sồi
Gỗ sồi có hai loại dùng làm nội thất, đó là gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ với ưu điểm cứng, chắc, chịu lực tốt cùng vẻ đẹp hoàn hảo. Hơn nữa, thân gỗ còn dễ uốn cong, độ bám vít tốt càng làm tăng độ bền của các chi tiết gắn trên sản phẩm.
Gỗ sồi sở hữu hai dạng vân, là vân sọc và vân núi cùng dát gỗ màu vàng nhạt. Vì thế, chúng ta có thể tạo gam màu sáng, tối tùy thích lên bề mặt gỗ này. Tuy nhiên, do kết cấu gỗ chắc nên chúng ta mất khá nhiều thời gian để xử lý cũng như chế tác nó. Đổi lại, chất lượng nội thất gỗ sồi ít bị cong vênh, nứt nẻ hay mối mọt tấn công.
2.2. Đặc điểm gỗ Xoan Đào
Đặc điểm của gỗ xoan đào có màu đỏ hồng và tuổi cây càng lâu năm thì độ màu càng đậm. Nhờ vậy, nó góp phần tạo nên màu nội thất tự nhiên tuyệt đẹp. Cùng với vân gỗ hình núi, nằm xếp chồng lên nhau không đồng đều tạo nên hoa văn độc và lạ cho nội thất gỗ.
Độ bền và tính ổn định của gỗ xoan đào được các chuyên gia đánh giá khá cao. Hơn nữa, giá bán của gỗ xoan đào ở mức hợp lý nên rất được thị trường Việt ưa chuộng.
Tuy nhiên, nếu muốn hạn chế tình trạng cong vênh, co ngót, nứt nẻ, mối mọt thì chúng ta cần phải sấy tẩm kỹ lưỡng. Đây chính là nhược điểm của gỗ xoan đào mà chúng ta cần phải đặc biệt chú ý.
2.3. Đặc điểm gỗ óc chó
Có thể nói gỗ óc chó chính là loại gỗ thượng hạng nhất, cả về màu sắc lẫn đường vân gỗ. Dát gỗ óc chó thường là màu kem và tâm gỗ là màu nâu nhạt chuyển dần đến socola. Đường vân gỗ có hai dạng, là lượn sóng và vân xoáy đẹp mắt.
Gỗ óc chó của Bắc Mỹ là loại có chất lượng tốt nhất. Nếu tuổi thọ cây càng cao thì gỗ càng cứng và chắc chắn. Kèm theo đó là khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Hơn nữa, nó còn dễ uốn cong bởi hơi nước đem lại nhiều kiểu dáng trong thiết kế gỗ nội thất. Và nhược điểm lớn nhất của loại gỗ này chính là giá thành khá đắt đỏ.
2.4. Đặc điểm gỗ Bích (gỗ Beech)
Gỗ Bích (gỗ Beech) hay còn gọi là gỗ Dẽ Gai với phần thịt gỗ màu vàng nhạt, còn vân gỗ là những đường thẳng nhạt màu cùng độ mịn màng khi sờ vào. Hơn nữa, loại gỗ tự nhiên này còn khá chắc, bền, cứng nhưng giá thành lại khá rẻ nên rất được sử dụng nhiều.
Nhưng gỗ bích khi gặp nước sẽ xuất hiện sự giãn nở bởi đặc tính hút nước cao. Khả năng chống mối mọt, sâu bọ cũng còn hạn chế. Thế nên, tuổi thọ của nội thất gỗ Beech cũng thấp hơn các dòng gỗ tự nhiên khác.
2.5. Đặc điểm gỗ Đinh Hương
Điểm đặc biệt của gỗ đinh hương chính là mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng bền mãi với thời gian. Hơn nữa, gỗ này còn sở hữu màu cam hoặc đỏ cam rất nổi bật cùng đường vân gỗ sắc nét. Vì thế, các gia đình giàu có như biệt thự rất chuộng sản phẩm nội thất gỗ đinh hương.
Ngoài ra, gỗ này còn có ưu điểm chịu được sức nặng, lực tác động mạnh cũng không làm ảnh hưởng. Cùng với độ dẻo dai, không bị gãy giòn càng làm tăng tuổi thọ khi sử dụng sản phẩm để chứa đựng các vật nặng.
2.6. Đặc điểm gỗ Hương Xám
Gỗ hương xám sở hữu nét đẹp đặc biệt với đường vân gỗ đậm chạy dài vô cùng sắc nét. Cùng bề mặt luôn láng mịn, bền chắc nên mối mọt rất khó tấn công. Chính vì các ưu điểm này mà giá thành của nó không hề rẻ nhưng đổi lại sẽ giúp không gian sống thêm phần ấm cúng và mới lạ mà không có nội thất gỗ nào sánh bằng.
2.7. Đặc điểm gỗ Mun
Gỗ mun thuộc dòng gỗ cao cấp, nó không chỉ dùng làm đồ nội thất mà còn phục vụ cho lĩnh vực thủ công mỹ nghệ với giá trị cao. Chất lượng và vẻ đẹp mà gỗ mun mang lại được cả thế giới công nhận.
Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là nó sẽ mềm khi được làm ướt và sẽ cứng khi khô. Vì thế, nó rất dễ gia công khi dùng để điêu khắc, tạc tượng. Cùng với trọng lượng khá nặng nên được dùng nhiều để điêu khắc tượng.
Chúng ta có thể nhận dạng gỗ mun qua đường vân sọc màu đen trắng hoặc đen tuyền cùng thớ gỗ mịn. Gỗ còn ít bị cong vênh và nứt nẻ nhưng sẽ có hiện tượng bong như sừng sau thời gian dài sử dụng.
2.8. Đặc điểm gỗ Sưa
Gỗ Sưa hiện có ba loại, gồm sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Trong đó, sưa đen có giá trị cao, kế đến là sưa trắng và sau cùng là sưa đỏ. Tương tự như gỗ đinh hương, gỗ sưa cũng có mùi thơm thoảng hương trầm.
Sự khác biệt của gỗ sưa so với các loại gỗ tự nhiên là gì đó chính là vân gỗ 4 mặt, chứ không phải 2 mặt. Cùng với đó là màu đỏ hoặc vàng, kèm những đường vân rất đẹp. Hơn nữa, gỗ này còn có khả năng chịu được nắng mưa, độ cứng dẻo tốt nên mọi nội thất trong ngoài đều dùng được.
2.9. Đặc điểm gỗ Tần Bì
Dát gỗ Tần bì không có màu nổi bật, nó chỉ từ nhạt đến gần như trắng. Nhưng tâm gỗ thì màu sắc lại đa dạng hơn, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt kèm sọc nâu. Vân gỗ thì chỉ là các đường thẳng, to cùng bề mặt hơi thô ráp nhưng có thể đánh bóng và phủ màu.
Khả năng chịu lực của tần bì tốt, dễ uốn cong cùng với độ bám ốc đinh, dính keo cao giúp tăng độ thọ cho sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của tần bì chính là dễ bị mối mọt tấn công. Vì thế, chúng ta cần phải bảo quản cũng như chăm sóc cẩn thận để kéo dài thêm thời gian sử dụng.
2.10. Đặc điểm gỗ trắc
Gỗ Trắc thuộc loại gỗ lớn nên rất dễ trong gia công làm đồ nội thất cũng như nhu cầu tạc tượng, điêu khắc tranh ảnh. Hiện tại, gỗ này có 3 loại, gồm trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng. Trong đó, trác bàng có giá trị cao nhất.
Nhờ đặc điểm cứng chắc, dai, nặng, khả năng chịu mưa nắng, tốt nên độ bền luôn các chuyên gia đánh giá cao. Hơn nữa, nó còn nổi bật ở thớ gỗ mịn, vân chìm nổi lên như đám mây nên góp phần tạo sự độc lạ cho công trình gỗ tự nhiên.
3. Ứng dụng của gỗ tự nhiên trong nội thất
3.1. Làm cửa
Cửa gỗ tự nhiên sẽ giúp cả ngôi nhà của bạn thêm phần sang trọng và ấm cúng. Hơn nữa, với đặc tính chịu được nắng mưa sẽ giúp tính thẩm mỹ và độ bền đẹp mãi với thời gian. Đặc biệt là nó còn đáp ứng sở thích của gia chủ thông qua cách chạm trổ hoa văn lên bề mặt gỗ.
3.2. Làm tường, vách ngăn, bàn làm việc văn phòng
Với những thiết kế vách ngăn gỗ, dùng gỗ để dán tường sẽ giúp tăng thêm sự ấm cúng, thể hiện đẳng cấp sang trong và tạo sự khác biệt cho không gian bên trong ngôi nhà. Hơn nữa, diện tích vách ngăn gỗ sẽ tiết kiệm hơn là vách ngăn xi măng.
3.3. Làm bàn ghế, tủ, kệ
Bộ bàn ghế bằng gỗ tự nhiên sẽ giúp gia chủ được nở mặt nở mày khi có khách ghé thăm. Nó góp một phần rất lớn khi đem lại sự sang trọng cho phòng khách. Không những thế, những chiếc tủ kệ bằng gỗ sẽ giúp bạn yên tâm sử dụng bền lâu hơn. Độ bền, khả năng kháng mối mọt, chịu nhiệt cũng như sự an toàn cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra chất liệu này còn được dùng làm những mẫu bàn họp chất lượng cao trong văn phòng.
3.4. Làm giường
Giường tủ gỗ tự nhiên là xu hướng hàng đầu của các gia đình Việt. Nó sẽ đem lại giấc ngủ ngon và sâu cho mọi thành viên trong gia đình. Hiện tại thì mẫu giường gỗ này khá đa dạng về kiểu dáng như giường tầng, giường trệt, giường kiểu Hàn hay kiểu Nhật đều làm hài lòng người dùng.
Qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ hiểu thêm về gỗ tự nhiên là gì cũng như các ưu khuyết điểm và các loại gỗ dùng để sản xuất đồ nội thất trên thị trường. Từ đó, bạn sẽ tìm được cho mình một vật liệu gỗ tốt nhất để góp phần tô điểm cho không gian sống của mình nhé!